Chính quyền địa phương Hành chính Đàng Ngoài thời Lê trung hưng

Các đơn vị hành chính

Hệ thống chính quyền địa phương thời Lê trung hưng chủ yếu vẫn như thời Lê Thánh Tông: trong nước chia thành các trấn, phủ, huyện, châu và xã.

Tổng cộng cả nước Đại Việt có 13 trấn và 1 phủ Phụng Thiên trực thuộc kinh thành Thăng Long, trong đó Đàng Ngoài có 11 trấn (Hai trấn Quảng Nam, Thuận HóaĐàng Trong trong tay chúa Nguyễn), gồm có:

Ban đầu, chúa Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Nội trấn là các trấn đồng bằng (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) còn ngoại trấn là những nơi xa (Lạng Sơn, Hưng Hóa, Ninh Sóc, Tuyên Quang, An Quảng). Riêng 2 trấn Thanh Hoa và Nghệ An vẫn giữ nguyên. Khi thắng được họ Mạc lại đặt thêm trấn Cao Bình và đến cuối thời Lê trung hưng lại tách Sơn Nam và Thanh Hóa làm 2, nâng tổng số đơn vị hành chính Đàng Ngoài thành 15.

Cụ thể về các đơn vị hành chính thời Lê trung hưng như sau:

Phụng Thiên

Ngoài kinh thành gồm có 2 huyện phụ quách Quảng Đức và Thọ Xương

Sơn Nam Thượng

Từ thời Lê Hiển Tông tách ra làm lộ Sơn Nam thượng (tức Hà Tây cũ, Hưng YênHà Nam hiện nay) và lộ Sơn Nam hạ (tức Nam ĐịnhThái Bình hiện nay). Gồm có[6]:

  • Phủ Thường Tín: gồm các huyện Thanh Trì (Thanh Trì, Hà Nội hiện nay), Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Nội hiện nay), Phú Nguyên (tức huyện Phú Xuyên, Hà Nội)
  • Phủ Ứng Thiên, gồm có các huyện: Thanh Oai (tức huyện Thanh Oai, Hà Nội), Chương Đức (tức huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Sơn Minh (tức huyện Ứng Hòa, Hà Tây cũ - Hà Nội hiện nay), Hoài An (phần nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức, Hà Nội)
  • Phủ Khoái Châu: gồm các huyện Đông Yên (nay là huyện Khoái Châu thuộc Hưng Yên), Kim Động (Kim Động hiện nay), Tiên Lữ (Tiên Lữ hiện nay), Thiên Thi (Ân Thi hiện nay), Phù Dung (Phù Cừ hiện nay).

Sơn Nam Hạ

Lộ Sơn Nam Hạ tách ra từ thời Lê Hiển Tông, gồm các phủ:

Kinh Bắc

Gồm có các phủ[7]:

Sơn Tây

Gồm các phủ[8]:

Hải Dương

Gồm các phủ[9]:

An Quảng

Gồm có 1 phủ[10]:

Lạng Sơn

Gồm 1 phủ[11]:

Ninh Sóc

Ninh Sóc (thời Lê sơ từng là Thái Nguyên) gồm các phủ[12]:

Cao Bình

Từ năm 1677 sau khi dẹp họ Mạc cát cứ, lập ra trấn Cao Bình (tương đương tỉnh Cao Bằng hiện nay), gồm các châu: Thạch Lâm (Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An hiện nay), Quảng Uyên (Quảng Uyên và Phục Hòa hiện nay), Thượng Lang (Trà Lĩnh và Trùng Khánh hiện nay), Hạ Lang (Hạ Lang hiện nay).

Tuyên Quang

Gồm có 1 phủ[13]:

Hưng Hóa

Gồm các phủ[12]:

Thanh Hóa Ngoại

Gồm các phủ:

Thanh Hóa Nội

Gồm các phủ[14]:

Nghệ An

Tương đương hai tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ:[17]

Bộ máy chính quyền địa phương

Cơ quan cấp trấn

Đứng đầu các trấn là các cơ quan Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty. Trấn ty có nhiệm vụ như Đô ty thời Lê Thánh Tông, là giữ binh quyền và phụ trách tuần phòng địa phương.

Đứng đầu cơ quan Trấn ty là quan Trấn thủ, Đốc trấn và Lưu thủ. Các trấn gần thì đặt chức Trấn thủ nhưng các trấn xa thì đặt chức Đốc trấn; với Thanh Hoa là đất căn bản thì đặt chức Lưu thủ. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất nhiệm vụ thì như nhau. Chức quan trấn thủ ở địa phương là quan trọng nhất nên các chúa Trịnh chỉ dùng người thân thích và tin cậy vào chức vụ này[19].

Sang thời Trịnh Cương đặt thêm chức Tuần thủ ở các trấn để đi tuần phòng. Đến thời Trịnh Giang đổi gọi các chức Lưu thủ, Trấn thủ, Đốc trấn thành Đốc phủ. Ngoài ra tại các trấn còn có chức Đốc đồng (coi việc kiện cáo); tại trấn lớn như Nghệ An đặt thêm chức Đốc thị coi việc biên cương, lấy cả quan văn vào làm[19].

Nhiệm vụ của Thừa ty và Hiến ty như thời Lê sơ: Thừa ty trông coi hành chính (hộ tịch, ruộng thóc, kiện tụng), Hiến ty lo việc tư pháp (tuần hành, khảo khóa, khám xét, xét hỏi, hội đồng kiểm soát).

Cơ quan cấp xã

Ở cấp , sau nhiều năm loạn lạc, các chúa Trịnh có quan tâm củng cố chút ít bộ máy cấp xã, nhưng thực chất vẫn lỏng lẻo không quản lý được sát sao như thời Lê Sơ[20].

Sang niên hiệu Cảnh Trị thời Lê Huyền Tông (1663-1672), chúa Trịnh Tạc đề ra quy định khảo xét Xã trưởng 3 năm 1 lần; những ai có thành tích được thăng làm quan huyện.

Sau khi Trịnh Cương mất (1729), chính sự thời Trịnh Giang suy đồi, phép khảo xét định kỳ đối với Xã trưởng không thực hiện. Bộ máy cấp xã dần dần thêm lỏng lẻo, chức Xã trưởng cũng không được coi trọng. Sang thời Lê Thuần Tông (1732 – 1735), Trịnh Giang để cho nhân dân địa phương hoàn toàn tự quyết việc lập Xã trưởng. Chính quyền càng ngày càng không quản lý nổi địa bàn cấp xã, thôn[20].